Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán được quy định tại Điều 16 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
1. Tài sản hạ tầng đường bộ đủ tiêu chuẩn để ghi sổ hạch toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) trở lên.
2. Tài sản hạ tầng đường bộ ghi sổ hạch toán gồm:
a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25 m, cống);
b) Cầu đường bộ dài từ 25 m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;
c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;
d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ;
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe;
e) Trạm thu phí đường bộ;
g) Bến xe;
h) Bãi đỗ xe;
i) Nhà hạt quản lý đường bộ;
k) Trạm dừng nghỉ;
l) Các công trình khác phục vụ giao thông đường bộ.
Trên đây là quy định về Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng đường bộ để ghi sổ hạch toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?