Có phải nghiệm thu lại giàn giáo sau một thời gian ngừng thi công không?
Biện pháp đảm bảo an toàn đối với giàn giáo ngừng sử dụng một thời gian được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.8.1.17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó:
Sau khi ngừng thi công trên giàn giáo, giá đỡ một thời gian dài (trên một tháng) nếu muốn tiếp tục thi công phải tiến hành nghiệm thu lại theo quy định tại 2.8.1.15.
Tại Tiểu mục 2.8.1.15 Quy chuẩn này quy định:
Giàn giáo, giá đỡ có độ cao đến 4 m chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu và ghi vào nhật ký thi công; cao trên 4 m thì chỉ được phép sử dụng sau khi được nghiệm thu theo quy định về quản lý chất lượng.
Đối với cốp pha trượt, sàn công tác, lan can phòng hộ, thang và các tấm chắn gió phải được liên kết chặt với hệ cốp pha. Các ti thép đỡ kích phải được tính toán thiết kế và phần ti phía trên khối bê tông phải được giằng chống để đảm bảo độ ổn định. Các kích và thiết bị nâng phải được trang bị chốt hoặc thiết bị hãm tự động chống tụt.
Do đó, phải tiến hành nghiệm thu theo quy định đối với giàn giáo được ngưng sử dụng trong một khoản thời gian.
Trên đây là tư vấn về biện pháp đảm bảo an toàn đối với giàn giáo ngừng sử dụng một thời gian. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?