Quy định của pháp luật đối với một số trường hợp phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
a) Có tổ chức
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 266. Các dấu hiệu về phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự.
b) Phạm tội nhiều lần
Trường hợp phạm tội này cũng tương tựu như trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 266, chỉ khác ở chỗ: phạm tội nhiều lần trong trường hợp này là nhiều lần làm giải con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức và nhiều lần sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 267 cần chú ý: nếu một lần làm giả con dấu, một lần làm giả tài liệu, một lần làm giả giấy tờ thì người phạm tội không bị coi là phạm tội nhiều lần mà chỉ bị coi phạm tội theo khoản 1 Điều 267 nhưng với tội danh đầy đủ.
c) Gây hậu quả nghiêm trọng
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 266, là dấu hiệu cấu thành tội phạm và hậu quả nghiêm trọng gây ra là do hành vi sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; còn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 267 là yếu tố định khung hình phạt và do hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân gây ra.
d) Tái phạm nguy hiểm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 thì có hai trường hợp tái phạm nguy hiểm là: người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức không có trường hợp phạm tội nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên chỉ bị coi là tái phạm nguy hiểm trong trường hợp đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
Phạm tội lam giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến năm năm, là tội hạm nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, chỉ phạm tội thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, thì có thể được áp dụng Điều 47 và được áp dụng hình phạt dưới hai năm tù hoặc chuyển sang hình phạt tiền; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể và phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, thì có thẻ bị hạt năm năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?