Trách nhiệm báo cáo của Người đại diện VNPT được quy định như thế nào?
Trách nhiệm báo cáo của Người đại diện VNPT được quy định tại Khoản 2 Điều 66 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP như sau:
a) Các hình thức báo cáo
- Báo cáo định kỳ (hàng quý, năm): Trên cơ sở báo cáo tài chính và báo cáo khác của doanh nghiệp, định kỳ (quý, 6 tháng, năm), người đại diện có trách nhiệm tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp báo cáo VNPT theo quy định của pháp luật.
VNPT sẽ căn cứ tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trên vốn điều lệ của doanh nghiệp để quy định cụ thể các chỉ tiêu người đại diện phải báo cáo.
Người đại diện gửi báo cáo cho VNPT kể từ ngày hết hạn lập báo cáo tài chính quý, năm theo quy định của pháp luật và của VNPT.
- Báo cáo theo yêu cầu đột xuất: Căn cứ mục đích quản lý của VNPT, yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở quy định hoặc thông báo bằng văn bản của VNPT, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; người đại diện cung cấp các thông tin có liên quan tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi được yêu cầu, người đại diện có trách nhiệm báo cáo đầy đủ các nội dung như yêu cầu của VNPT và cơ quan quản lý nhà nước.
- Báo cáo bất thường: Người đại diện có trách nhiệm, nghĩa vụ báo cáo đầy đủ, kịp thời cho VNPT những thông tin bất thường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, của VNPT trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày người đại diện có được các thông tin bất thường của doanh nghiệp như: Tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng bị phong tỏa; doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; có quyết định khởi tố đối với Ban quản lý điều hành doanh nghiệp, Kế toán trưởng của doanh nghiệp; có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; có kết luận kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các tranh chấp về tài sản, vốn, đất đai, lao động, các nội dung bất thường khác (nếu có).
b) Phương thức báo cáo
Người đại diện báo cáo VNPT, các cơ quan quản lý nhà nước bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước VNPT, các cơ quan quản lý nhà nước về nội dung đã báo cáo. Các văn bản xin ý kiến VNPT của người đại diện phải gửi đến cho VNPT với thời hạn ít nhất trước 05 ngày làm việc (đối với các cuộc họp đột xuất) và trước 10 ngày làm việc (đối với các cuộc họp thường niên) theo dấu công văn đến để VNPT có ý kiến (trừ trường hợp đã ghi rõ thời hạn) theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác, người đại diện phải gửi Biên bản cuộc họp và các tài liệu liên quan khác đến VNPT theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể đảm bảo thời gian đã nêu vì lý do bất khả kháng thì người đại diện phải thông báo cáo VNPT thông qua các phương tiện thông tin (điện thoại, fax, email) để VNPT có ý kiến. Đối với các thông tin, tài liệu mật, việc cung cấp thông tin giữa Người đại diện với VNPT hoặc các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm báo cáo của Người đại diện VNPT. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 25/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?