Xác lập giao dịch giữa hai công ty nhưng cùng một chủ sở hữu

Xác lập giao dịch giữa hai công ty nhưng cùng một chủ sở hữu. Công ty em là công ty TNHH MTV bên công nghệ phần mềm (tạm gọi là công ty 1) và mới thành lập công ty TNHH TM kinh doanh vật liệu xây dựng (tạm gọi công ty 2).Hiện cùng 1 giám đốc nhưng có 2 công ty và hoàn toàn độc lập về bctc. Bây giờ sếp em muốn vay tiền công ty 1 để đưa qua công ty 2, không lãi suất và gởi thành từng đợt (vd: lần 5tr, lần 10tr,..). Vậy khi soạn " Hợp đồng vay" các bên kí kết em phải làm sao cho đúng ạ và có liên quan pháp lý gì khi báo cáo tài chính không ạ, số tiền này không đưa bằng tiền mặt mà buộc phải chuyển khoản đúng không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

“Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tại Khoản 1 Điều 86 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

“1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;

d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó”.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, tại Điều 67 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

“Người ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết”.

Như vậy, nếu như căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự cũng như quy định của Luật doanh nghiệp thì trường hợp của bạn vẫn thực hiện được hợp đồng vay này cho dù cùng một Giám đốc đại diện cho 2 công ty.

Tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng như sau:

Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định như sau:

Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành”.

Trường hợp vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng thì không được dùng tiền mặt mà phải thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Thanh toán bằng Séc;

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xác lập giao dịch giữa hai công ty nhưng cùng một chủ sở hữu. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào