Thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà cần phải có những điều kiện gì?
Vì thông tin bạn đưa ra không đầy đủ, nên trong trường hợp bạn muốn thành lập công ty Chăm sóc sức khỏe tại Nhà thì bạn có thể lựa chọn theo một trong hai hình thức: Thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiều Việt Nam còn hiệu lực.
Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
+ Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
+ Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để có thể thành lập công ty Chăm sóc sức khỏe tại Nhà thì bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
Căn cứ Điều 33 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định như sau:
1. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
2. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ;
b) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 78/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?