Các trường hợp phạm tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
a) Có tổ chức
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 266. Các dấu hiệu về tội phạm có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự.
b) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 266
c) Tái phạm nguy hiểm
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 267. Chỉ bị coi là tái phạm nguy hiểm trong trường hợp đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Phạm tội chiếm đoạt, mua ban, tiêu hủy con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, chỉ phạm tội thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, thì có thể được áp dụng Điều 247 và được áp dụng hình phạt dưới một năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể và phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, thì có thể bị phạt năm năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?