Đọc trộm e-mail là phạm luật

Làm gì khi bị trộm mật khẩu e-mail?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư thì: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân của cá nhân đó phải được người đó đồng ý…. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật…”.

Trong trường hợp quyền bí mật đời tư bị xâm phạm, theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng Dân sự, cá nhân có quyền: “… tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án… tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Bên cạnh đó, Điều 226a Bộ luật hình sự về tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác cũng quy định “Người nào cố ý… sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm”.

Với những quy định nêu trên, việc thâm nhập trái phép vào e-mail của người khác để lấy trộm thông tin là hành vi trái pháp luật, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để ngăn chặn việc làm trên, ngoài việc thay đổi mật khẩu thường xuyên, đặt mật khẩu có độ bảo mật cao, bạn còn có thể khởi kiện người bạn đã trộm mật khẩu hộp thư điện tử của bạn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú (theo quy định tại khoản 9 Điều 25; Điều 33 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự) để yêu cầu tòa án buộc người này chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bạn.

Bạn cũng có thể tố cáo hành vi trộm mật khẩu hộp thư điện tử của bạn tới cơ quan điều tra, đề nghị cơ quan này xem xét xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi trái pháp luật nói trên.

Khi khởi kiện hoặc tố cáo của bạn phải có chứng cứ chứng minh người bị tố cáo đã lấy cắp mật khẩu hộp thư của bạn. Ngoài chứng cứ là lời kể của những người làm chứng, bạn còn phải tự mình thu thập hoặc đề nghị những cơ quan có thẩm quyền thu thập những chứng cứ liên quan đến việc lấy cắp mật khẩu hộp thư này để làm căn cứ giải quyết vụ việc.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
223 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào