Quy định về thời giờ làm việc đối với nhân viên trong trạm y tế

Quy định về thời giờ làm việc đối với nhân viên trong trạm y tế. Hiện nay, Trạm Y Tế Xã Cẩm Phong chúng tôi có 5 đồng chí, trong đó 01 đồng chí có con nhỏ 15 tháng tuổi nên không trực được hiện chỉ còn 4 người chia làm 2 kíp trực. Cứ cách 01 ngày thì trực một tháng mỗi kíp trực phải trực 15 ngày kể cả thứ 7, chủ nhật nhưng không được nghỉ bù đúng hay sai? Từ trước đên nay trong kíp trực xin một người về trước để nấu cơm ăn đi trực, trong kíp trực lại đổi nhau về ăn cơm nhưng bây giờ Trung tâm y tế huyện bắt phải ăn cơm tại chỗ, trong đó trạm không có căng tin ăn. Nếu vậy thì kíp trực phải đi chợ mà mua thức ăn để mà nấu ít nhât cũng phải hết 1 đến 2 giờ trong khi đó chúng tôi còn có con nhỏ nữa. Như vậy đúng hay sai? Chúng tôi chỉ xin phép về trước 1 đến 2 giờ thôi. Hiện nay Trung tâm y tế đang trả cho chúng tôi là 19000đ/người trên một ngày thường còn thứ 7, chủ nhật thì thêm được 15000 đồng tiền ăn thứ 7 và chử nhật trực chưa được nghỉ bù thế xin hỏi đúng hay sai? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch như sau:

1.Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

2. Định mức nhân lực trong phiên trực:

b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

...

3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

a) Chế độ phụ cấp thường trực:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

-Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

-Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Vì thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên theo quy định trên thì người lao động thường trực 24/24 giờ thì sẽ được hưởng 25.000 đồng/người/phiên trực; nếu người lao động thường trực 12/24 giờ thì sẽ được hưởng bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ; nếu người lao động thường trực 16/24 giờ thì sẽ được hưởng bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ. Trường hợp nếu người lao động thường trực tại khhu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ, thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực tính bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ; thường trực vào ngày lễ, ngày tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ. Và những người thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.

Pháp luật quy định sau mỗi ca trực sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Nếu trong trường hợp cần huy động người lao động làm việc vào những giờ được nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì hiện nay việc phân bổ thời gian ca trực cho bạn như vậy là hoàn toàn trái theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn, bạn có thể viết đơn khiếu nại gửi lên Giám đốc trung tâm y tế huyện để yêu cầu giải quyết. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời giờ làm việc đối với nhân viên trong trạm y tế. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 73/2011/QĐ-TTg để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn thời gian làm việc của tài xế lái xe ô tô không? Tài xế lái xe ô tô điều khiển quá thời gian quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu người lao động làm việc 9 giờ/ngày thì bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Hỏi đáp pháp luật
Quy định thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Giải đáp thắc mắc về thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ làm việc bình thường
Thư Viện Pháp Luật
2,191 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ làm việc bình thường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ làm việc bình thường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào