Nội dung của di chúc hợp pháp
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 về di chúc:
"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
Và theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 về tài sản thì:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."
Có thể thấy, pháp luật dân sự không có quy định về việc hạn chế nội dung di chúc ở trong những phạm vi nào mà chỉ giải thích di chúc là ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bố bạn ghi vào di chúc nội dung để lại quyền kinh doanh thuốc gia truyền cho một người con thì nội dung này hoàn toàn không trái pháp luật. Tuy nhiên, quyền kinh doanh này sẽ không được coi là tài sản nên việc chuyển giao này sẽ được thể hiện thông qua việc để lại các phương pháp chữa trị, tài sản là cửa hiệu hay dược liệu...chứ không được hiểu là quyền kinh doanh nói chung, vì nếu có giấy phép kinh doanh thuốc thì nó gắn liền với nhân thân, một cá nhân có đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề này thì chỉ cấp cho cá nhân đó, giấy chứng nhận này không thể chuyển giao cho người khác sử dụng mà người nào muốn tiến hành kinh doanh thì phải tiếp tục đáp ứng những điều kiện của ngành nghề này. Do nội dung di chúc về để lại quyền kinh doanh là không rõ ràng nên để hiểu như thế nào và nếu là để lại tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh thì bố bạn không có quyền định đoạt đối với số tài sản đó vì khi mẹ bạn mất số tài sản mẹ bạn để lại là 1/2 trong số tài sản chung giữa bố và mẹ bạn hiện có, số tài sản này khi mẹ bạn mất đi mà không có di chúc thì sẽ mặc định được chia cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Nếu quyền kinh doanh thuốc được hiểu là bao gồm cả những loại tài sản gắn liền với hoạt động này thì việc bố bạn tự định đoạt là không phù hợp, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền yêu cầu thỏa thuận chia di sản hoặc có quyền khởi kiện tới Tòa án yêu cầu giải quyết việc chia di sản này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung di chúc hợp pháp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?