Đào móng gây sập nhà hàng xóm bị xử lý thế nào?

Đào móng gây sập nhà hàng xóm bị xử lý thế nào? Tôi có một mảnh đất ở quê và muốn xây nhà trên đó. Tuy nhiên, căn nhà hàng xóm bên cạnh do xây đã lâu, không làm móng nên tôi sợ nếu trong quá trình tôi xây dựng nhà gây ảnh hưởng hoặc gây sập thì tôi sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! (Mạnh Cường)

Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật dân sự 2015 thì: Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

Những thiệt hại phải bồi thường khi gây ảnh hưởng đến nhà liền kề bao gồm những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng (nếu có).

Việc vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại cho công trình liền kề sẽ phải bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự tùy vào mức độ vi phạm cũng như hậu quả gây ra.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại. Theo đó, mức xử phạt sẽ là từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp việc xây dựng nhà ở vi phạm các quy định về xây dựng gây hâu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, Điều 229 Bộ luật hình sự 1999 về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng quy định: Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Nếu người phạm tội là người có chức vụ hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.

Nếu biết trước việc xây dựng nhà của bạn có thể gây ảnh hưởng đến nhà hàng xóm thì khi tiến hành thi công bạn cần có các biện pháp đảm bảo đồng thời nên đào móng cách nhà hành xóm một khoảng cách thích hợp để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi đào móng gây sập nhà hàng xóm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào