Điều kiện mua sắm trực tiếp khi mua thuốc

Điều kiện mua sắm trực tiếp khi mua thuốc. Tỉnh em có chủ trương cho Sở Y tế và các cơ sở y tế tổ chức đấu thầu thuốc theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BYT và Thông tư 11/2016/TT-BYT. Tuy nhiên, do chưa thống nhất về giá thuốc giữa Sở Y tê và BHXH tỉnh nên chưa phê duyệt được kế hoạch đấu thầu. Nay, Sở YT trình xin chủ trương cho áp thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp theo Điều 14 của Thông tư 11, từ kết quả lựa chọn nhà thầu của các tỉnh lân cận để sử dụng. Kính nhờ Luật sự tư vấn giúp như vậy có đúng hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 24 Luật đấu thầu 2013 quy định mua sắm trực tiếp:

"1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự

án, dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói

thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng

mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả

lựa chọn nhà thầu trước đó."

Thêm nữa, Căn cứ Điều 14 Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định điều kiện áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp:

"1. Gói thầu được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu cung cấp thuốc thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có các thuốc tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó. Trường hợp thuốc thuộc gói thầu mua sắm trực tiếp là một trong nhiều thuốc thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của thuốc áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của thuốc cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các thuốc thuộc gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các thuốc tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phải phù hợp với giá thuốc trúng thầu được công bố tại thời điểm thương thảo hợp đồng;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không được quá 12 tháng. Trong thời hạn 12 tháng, cơ sở y tế chỉ được mua sắm trực tiếp một lần với mỗi mặt hàng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, trong trường hợp đặc biệt, cơ sở y tế có phải văn bản trình người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này để xem xét, quyết định."

Như vậy, để mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

-  Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

-  Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

-  Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói

thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

-  Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Như vậy, trong trường hợp này Sở y tế muốn thực hiện mua sắm trực tiếp cần phải lựa chọn các nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

Trong trường hợp này, Sở Y tế áp thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp và lựa chọn nhà thầu của các tỉnh lân cận để sử dụng là trái quy định Luật đấu thầu. Vì ở đây, để thực hiện mua sắm trực tiếp cần phải thực hiện đầy đủ các điều kiện theo Luật đấu thầu mà cụ thể Sở y tế đã không tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó mà lại căn cứ vào kết quả lựa chọn các nhà thầu các tỉnh lân cận.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện mua sắm trực tiếp khi mua thuốc. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đấu thầu 2013 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào