Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định như thế nào?

Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm kế toán. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Gia Huy (huy****@gmail.com)

Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định tại Điều 25 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

1. Cơ quan thuế thực hiện việc quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Tổng cục Thuế xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý nợ đối với người nợ thuế để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tổng cục Thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp thực hiện xây dựng hệ thống quản lý nợ thuế và các biện pháp đôn đốc đối với từng danh sách người nộp thuế như sau:

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, không còn nợ thuế;

- Người nộp thuế nợ thuế từ 60 - 90 ngày;

- Người nộp thuế nợ thuế từ 91 - 121 ngày;

- Người nộp thuế nợ thuế trên 121 ngày.

3. Cơ quan thuế căn cứ danh sách trường hợp quản lý theo dõi thu nợ thuế và trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Điều 19 Thông tư này và cảnh báo của hệ thống thông tin quản lý nợ để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế với từng người nộp thuế, theo quy định pháp luật hiện hành; xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; chuyển các thông tin của người nộp thuế chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh bằng phương thức điện tử hoặc qua đường công văn bằng giấy cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

4. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

- Cơ quan thuế thực hiện gửi thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp, Quyết định cưỡng chế đến người nợ thuế nêu tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này và đến các bên liên quan (nếu có) bằng phương thức điện tử; cập nhật đầy đủ, chính xác kết quả vào hệ thống thông tin nghiệp vụ đối với từng trường hợp cụ thể để phục vụ việc quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Hàng tháng, cơ quan thuế các cấp thực hiện công khai tình hình nợ thuế của người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 74 và Khoản 3 Điều 102 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội.

Trên đây là quy định về Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 204/2015/TT-BTC.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào