Vấn đề bình ổn giá thóc, gạo trong nước được quy định thế nào?
Bình ổn giá thóc, gạo trong nước được quy định tại Điều 15 Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tổ chức hệ thống thu mua, phân phối gạo và bảo đảm bình ổn thị trường tiêu dùng nội địa; kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.
2. Khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức quy định theo pháp luật hiện hành, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về bình ổn giá mặt hàng gạo và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ngay gạo dự trữ lưu thông bổ sung vào nguồn cung ứng thị trường trong nước.
3. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp các chi phí phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bình ổn giá thóc, gạo trong nước. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?