Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch?

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch? Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là gì? Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch?

Tại Điều 4 Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

Lãnh đạo Viện
1. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Theo quy định nêu trên thì Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có không quá 04 Phó Chủ tịch.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tối đa bao nhiêu phó chủ tịch?

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tối đa bao nhiêu phó chủ tịch? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là gì?

Tại Điều 2 Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về chiến lược, chương trình, kế hoạch
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
b) Tham gia thẩm định khoa học các đề án, dự án quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội
a) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
b) Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
c) Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hóa, văn minh nhân loại.
d) Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tâm lý học nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
đ) Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
e) Những khía cạnh khoa học xã hội của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh giá tác động đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
g) Kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự phát triển toàn cầu, khu vực và Việt Nam.
3. Hoạt động điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm và các liên kết vùng.
4. Tổ chức biên soạn những công trình khoa học tiêu biểu, những bộ sách lớn, thể hiện tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.
5. Tổ chức các hoạt động điều tra, khai quật, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng, phát huy những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
6. Về thực hiện dịch vụ công
a) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
b) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện dịch vụ công đối với các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
8. Đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Tư vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
10. Về hợp tác quốc tế
a) Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
11. Về chế độ thông tin, báo cáo
a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao.
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả hoạt động của cơ quan theo quy định của pháp luật.
12. Về tổ chức bộ máy
a) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng viên chức và người lao động, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với viên chức, người lao động thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý theo quy định.
c) Thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật.
13. Về quản lý tài chính, tài sản
a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý tài chính, tài sản được giao của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Ban Tổ chức - Cán bộ.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Quản lý Khoa học.
4. Ban Hợp tác quốc tế.
5. Văn phòng.
6. Viện Triết học.
7. Viện Nhà nước và Pháp luật.
8. Viện Kinh tế Việt Nam.
9. Viện Xã hội học.
10. Viện Nghiên cứu Văn hóa.
11. Viện Nghiên cứu Con người.
12. Viện Tâm lý học.
13. Viện Sử học.
14. Viện Văn học.
15. Viện Ngôn ngữ học.
16. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
17. Viện Dân tộc học.
18. Viện Khảo cổ học.
19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
20. Viện Địa lý nhân văn.
21. Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.
22. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
23. Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ.
24. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
25. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.
26. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
27. Viện Nghiên cứu Trung Quốc.
28. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
29. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
30. Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
31. Viện Nghiên cứu Châu Âu.
32. Viện Nghiên cứu Châu Mỹ.
33. Viện Thông tin Khoa học xã hội.
34. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin.
35. Học viện Khoa học xã hội.
36. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
37. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
38. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng.
Các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 Điều này là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các đơn vị quy định từ khoản 35 đến khoản 38 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.

*Lưu ý: Nghị định 108/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Trân trọng!

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có phải là một cơ quan trực thuộc Chính Phủ? Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí, chức năng của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về thực hiện dịch vụ công
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về chế độ thông tin, báo cáo
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về quản lý tài chính, tài sản
Hỏi đáp pháp luật
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam bao gồm những đơn vị nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Nguyễn Hữu Vi
750 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào