Buộc người dân hiến máu mỗi năm/lần có phù hợp?
Không thể phủ nhận rằng nếu quy định này được ban hành và áp dụng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc duy trì ổn định nguồn dự trữ máu cần thiết cho hoạt động y học khi mà những tiến bộ y học chưa giải quyết được nhu cầu tạo ra nguồn máu. Tuy nhiên, nếu xem xét từ nhiều khía cạnh, tôi cho rằng quy định như trên là vi hiến và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã quy định mọi công dân đều có quyền “bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” cũng như “quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Do đó, việc hiến máu (hiến một bộ phận cơ thể người) là quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ.
Nếu không phải là ý chí tự nguyện của cá nhân thì quy định bắt buộc một người hiến máu một lần/năm là đi ngược lại với tinh thần của Hiến pháp 2013. Thực tế, trên thế giới có rất nhiều hệ thống pháp luật quy đinh về hiến máu, nhưng chưa có quốc gia nào quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân.
Ngoài ra, tỉ lệ người dân hiến máu đã tăng lên theo từng năm, đây là dấu hiệu đáng mừng, khi càng ngày càng có nhiều công dân, đặc biệt là thế hệ công dân trẻ có ý thức về nghĩa cử nhân đạo cao đẹp này. Do đó, thiết nghĩ thay về quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc hàng năm của mỗi công dân, thì Quốc Hội và các cơ quan chức năng nên ban hành những chính sách, những quy định về vận động, khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân tự nguyện tham gia hiến máu khi đủ tuổi và đảm bảo điều kiện sức khỏe. Đơn cử như việc quy định về thời gian nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng sau khi hiến máu cho người lao động, học sinh, sinh viên… quy định về quyền ưu tiên của người hiến máu khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó cần đầu tư kinh phí để trang bị cơ sở, vật chất, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động hiến máu để tăng nguồn máu dự trữ.
Vì hiến máu cứu người là một hoạt động mang tính nhân đạo, do đó có rất nhiều cách khác nhau để khơi dậy tình người mà không cần thiết phải có sự cưỡng ép của công cụ pháp luật để mỗi cá nhân đều ý thức được ý nghĩa cao đẹp và nhân văn của hoạt động này và thực hiện một cách tự nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?