Sinh con thứ ba có bị đuổi việc không?
Với những thông tin bạn đưa ra, xác định bạn chỉ là người lao động làm theo hợp đồng lao động thông thường. Theo đó, pháp luật áp dụng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bạn là Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn; nội quy cơ quan.
Hợp đồng lao động theo Điều 15 Bộ luật lao động 2012 là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hiện tại, quy định pháp luật không có quy định nào xử lý hành vi sinh con thứ ba với người lao động.
Việc xử lý phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động và nội quy công ty.
Kỷ luật lao động theo Điều 118 Bộ luật lao động 2012 được xác định là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động theo Điều 125 Bộ luật lao động 2012 bao gồm:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
- Sa thải.
Các hình thức xử lý kỷ luật nêu trên phải được quy định trong nội quy lao động trong đó có nội dung : Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong các hình thức nêu trên, hình thức sa thải được áp dụng trong các trường hợp theo Điều 126 Bộ luật lao động 2012 bao gồm:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu cơ quan muốn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là sa thải đối với bạn thì phải xem xét việc bạn sinh con thứ ba có được quy định tại nội quy của cơ quan hay không. Nếu không được quy định, cơ quan nhà nước không có căn cứ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đuổi việc khi sinh con thứ ba. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?