Quy định về điều chỉnh dự án, thẩm quyền điều chỉnh dự án

Quy định về điều chỉnh dự án, thẩm quyền điều chỉnh dự án. Trường hợp dự án đã được phê duyệt, đang thực hiện thì Chủ đầu tư phát hiện yếu tố mang lại hiệu quả hơn khi không đầu tư một số hạng mục theo thiết kế cơ sở đã được phê duyệt thì có cần trình phê duyệt điều chỉnh dự án và điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư không hay chỉ cần có ý kiến đồng ý của người phê duyệt dự án là có thể thực hiện quyết toán dự án? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Tại Điều 61 Luật xây dựng 2014 quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng như sau:

1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.

3. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

4. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.

6. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Điều 14 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở như sau:

1. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

a) Chủ đầu tư phải có phương án giải trình, chứng minh hiệu quả bổ sung do việc điều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn; hiệu quả trong giai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án không có yêu cầu thu hồi vốn;

b) Điều chỉnh thiết kế cơ sở của dự án khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí địa điểm xây dựng, hướng tuyến, quy mô, công năng sử dụng các công trình thuộc dự án;

c) Việc điều chỉnh dự án do yếu tố trượt giá xây dựng được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định

Như vậy, nếu như xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

Khi tiến hành điều chỉnh dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải có phương án giải trình, chứng minh hiệu quả bổ sung do việc điều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn; hiệu quả trong giai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án không có yêu cầu thu hồi vốn.

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2015/NĐ-CP như sau:

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án sử dụng vốn khác có yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở:

+ Chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP gửi hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;

+ Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức có liên để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án;

+ Thời hạn có văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án, thiết kế cơ sở: Không quá 30 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; 20 ngày đối với dự án nhóm A; 15 ngày đối với dự án nhóm B và 10ngày đối với dự án nhóm C.

+ Thời hạn thẩm định thiết kế cơ sở: Không quá 60 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia, 30 ngày đối với dự án nhóm A, 20 ngày đối với dự án nhóm B và 15 ngày đối với dự án nhóm C.

+ Cơ quan chủ trì thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông đảm bảo đúng nội dung và thời gian.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều chỉnh dự án, thẩm quyền điều chỉnh dự án. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xây dựng 2014 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào