Mối quan hệ tình một đêm khác gì mua bán dâm?
Pháp luật hiện hành không quy định chế tài với hành vi ngoại tình mà chỉ xử lý hành vi chung sống như vợ chồng.
Chung sống như vợ chồng theo quy định tại Tiểu mục 3.1, Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC được hiểu là hành vi “đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”.
Dưới góc độ hành chính, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.
Theo thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ yếu tố để xác định hành vi này là vi phạm hành chính.
Dưới góc độ hình sự: Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”.
Cũng theo thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ yếu tố để xác định hành vi này là hành vi chung sống như vợ chồng, do đó bạn chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để chứng minh việc quan hệ không phải mua bán dâm thì bạn cần làm rõ khái niệm mua bán dâm là như thế nào? Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 nêu: Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Theo đó, để xác định hai người khác giới ở trong phòng có phải để mua bán dâm hay không, cơ quan chức năng sẽ phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Một trong số đó là dựa trên các yếu tố như thông tin cá nhân người bị kiểm tra, hiện trường, mục đích của việc ở chung phòng của hai người này...
Ví dụ: trong phòng có dấu vết, vật chứng của việc quan hệ tình dục không, lời khai của hai người có khớp nhau không, có camera ghi hình việc hai bên giao dịch tiền với nhau không…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?