Xử lý hành vi sử dụng thông tin của người khác làm hồ sơ xin việc
Khoản 2 Điều 9 Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật
Khoản 4 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cấm hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, trường hợp mượn hồ sơ của người khác đi làm việc là sai với quy định của pháp luật. Trường hợp mượn hồ sơ đi làm sẽ bị xử phạt theo quy định như trên của pháp luật. Hiện tại công ty bạn vừa thay đổi Giám đốc, Giám đốc cũ về hưu. Bạn muốn sửa hồ sơ cho người lao động tại thời điểm Giám đốc mới - người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động của công ty bạn sẽ do người Giám đốc mới này ký vào hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi sử dụng thông tin của người khác làm hồ sơ xin việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?