Trường hợp nào tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây:
a) Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định này chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính, các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp.
b) Trong thời gian tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp kèm theo "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
c) Tài liệu kế toán bị mất, bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài - liệu kế toán là bản sao chụp. Trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị phải lưu trữ "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được".
Trường hợp tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính được quy định tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 có chủ đề là gì?
- Mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế mới nhất?
- Cúng Gia tiên mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch đúng cách? Thời giờ làm việc bình thường vào mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch?
- Tháng 2 âm lịch 2025 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 2 2025 chi tiết?
- Thiết bị dùng để giảng dạy và học tập nào áp dụng thuế suất GTGT 5% từ 1/7/2025?