'Không thể xử lý người phụ nữ sống với đàn ông chưa ly dị'
Không thể xử lý hình sự người phụ nữ sống chung với người đàn ông chưa ly dị vợ. Những tài sản ông tạo ra khi chung sống với vợ sau vẫn có thể được xem là tài sản chung với vợ trước.
Theo quy định tại điều 147 Bộ Luật Hình sự 2000 thì: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm; 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;”
Như vậy, một người chỉ bị xử lý hình sự về tội danh này khi “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Gây hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là việc người chồng chung sống với người khác gây đau buồn cho người vợ khiến người vợ tự tử, hoặc những lý do khác mà theo pháp luật quy định là hậu quả nghiêm trọng... Nếu như “gây hậu quả nghiêm trọng” thì người chồng có thể bị xử lý hình sự ngay mà không nhất thiết phải có yếu tố “đã bị xử lý hành chính”. Người vi phạm chỉ bị xử lý hành chính khi gây ra hậu quả ít nghiêm trọng, tuy nhiên khi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm về cùng hành vi thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự.
Chiếu theo quy định trên, tôi cho rằng, không thể xử lý hình sự đối với người đã chung sống với bố của bạn H.Nam, bởi các vấn đề sau:
Thứ nhất: Về mặt chủ quan, chưa có gì xác định được rằng người vợ sau của bố bạn H.Nam biết rằng bố bạn H.Nam đã có gia đình từ thời điểm chung sống.
Thứ hai: Việc chung sống này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính như điều 147 quy định.
Thứ ba: Nếu có vi phạm thì cũng không thể xử lý vì đã hết thời hiệu. Theo quy định thì tội phạm này thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nên theo điều 23 Bộ Luật Hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. Trong khi đó, theo bạn trình bày thì việc bố bạn chung sống với người đó đã xảy ra với thời gian quá lâu so với 5 năm.
Vì bố bạn chưa ly hôn với mẹ bạn nên về nguyên tắc, tất cả tài sản của ông tạo ra trong khi chung sống với vợ sau vẫn có thể được xem là tài sản chung của bố bạn và mẹ bạn. Hiện mẹ bạn đã chết nên bạn có thể yêu cầu phân chia di sản thừa kế đồng thời bạn và các anh chị em ruột của bạn được hưởng một phần đối với tất cả tài sản mà mẹ bạn để lại theo luật định.
Về phần bố bạn: Nếu bố bạn không để lại di chúc tặng cho những người khác thì bạn được hưởng thừa kế một phần di sản mà ông ấy để lại sau khi ông ấy mất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?