Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định thế nào?
“Lừa đảo” là cụm từ nhằm chỉ việc một người lừa dối một người khác nhằm đạt được mục đích của bản thân.
Nếu có hành vi lừa đảo người khác trong hôn nhân và gia đình thì chỉ dưới hai góc độ sau:
+ Lừa dối kết hôn, lừa dối ly hôn. Căn cứ Điểm b, e Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì lừa dối kết hôn, lừa dối ly hôn là một trong các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, lừa dối kết hôn, lừa dối ly hôn nhằm mục đích kết hôn hoặc ly hôn. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, H nói rằng cứ cưới nhau trước rồi đi đăng ký kết hôn sau. Nhưng H sau khi cưới nói không muốn đăng ký kết hôn với bạn. Như thế, đây không thuộc trường hợp lừa dối kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
+ Lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Căn cứ Điều 139 Bộ luật hình sự 1999:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Như thế, trong trường hợp của bạn, H không có bất kỳ hành vi lừa dối nào nhằm đạt một trong hai mục đích nêu trên. Do đó, bạn không thể khởi kiện ra tòa hay tố cáo ra cơ quan công an về hành vi của H.
Thứ hai, đối với trách nhiệm của H đối với con của bạn.
Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền với con theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp của bạn, nếu có căn cứ xác định H là cha của con bạn thì H phải có trách nhiệm với con của bạn. Tuy nhiên, để xác định H là cha của con bạn thì bạn phải có bằng chứng chứng minh. Nếu H không công nhận thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để Tòa án giám định AND để xác định H có phải cha của con của bạn hay không.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?