Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được quy định như thế nào?
Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được quy định tại Điều 11 Nghị định 175/2013/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và được sửa đổi bởi Nghị định 69/2015/NĐ-CP như sau:
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
2. Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và những ngành, nghề khác theo quyết định của chủ sở hữu nhà nước; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng; quyết định việc phối hợp các nguồn lực, hợp tác kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp khác theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá.
5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác có liên quan; sử dụng vốn, tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Sử dụng phần vốn nhà nước thu về từ cổ phần hóa, nhượng bán một phần hoặc toàn bộ vốn mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đầu tư ở đơn vị trực thuộc, công ty con hoặc công ty liên kết theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
8. Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án; thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ở trong và ngoài nước sau khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương.
9. Quyết định góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại các doanh nghiệp khác; tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương.
10. Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.
11. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; lựa chọn hình thức trả lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công.
12. Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật.
13. Có các quyền sản xuất, kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về Quyền kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 175/2013/NĐ-CP .
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?