Ủy quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản như thế nào?
Theo quy định tại Ðiều 194 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện các quyền trên thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền này.
Ðiều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau:
- Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu.
Việc người chồng đi làm ăn xa, không thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình (thực hiện xóa thế chấp, thực hiện việc mua bán/ chuyển nhượng tài sản) nên đã ủy quyền cho vợ của mình thực hiện các quyền trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Hai vợ chồng có thể yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền tại bất kỳ tổ chức công chứng nào, việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ủy quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân sẽ được phép tổ chức đám tang, tổ chức đám cưới trên hè phố trong bao lâu?
- Black Friday 2024 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không? Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
- Từ 01/01/2025, hình ảnh người lái xe phải được truyền về Cục Cảnh sát giao thông đúng không?
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?