Yêu cầu kỹ thuật chung đối với xe đạp điện được quy định như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với xe đạp điện được quy định cụ thể tại Mục 2.1.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT về xe đạp điện do Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó, xe đạp điện phải đảm bảo các yếu tố sau:
1. Xe và các bộ phận của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này.
2. Các cơ cấu cố định của Xe phải được lắp chắc chắn đúng vị trí. Không có sự va chạm hoặc cọ xát giữa cơ cấu chuyển động và cố định.
3. Các bộ phận của Xe có thể tiếp xúc với người điều khiển hoặc người xung quanh không được có điểm nhọn, cạnh sắc.
4. Xe phải có: đèn chiếu sáng phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện.
5. Cọc lái (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc lái với ống cổ càng lái. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cọc lái tại vị trí lắp.
6. Cọc yên (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc yên với ống đứng của khung. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2 lần đường kính cọc yên tại vị trí lắp.
Quy định này được bổ sung Tiểu mục 2.1.1.7 và Tiểu mục 2.1.1.8 tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT/SĐ1:2015 về Xe đạp điện như sau:
Xr đạp điện còn phải đảm bảo các yếu tố:
7. Chỗ ngồi và chỗ để chân cho người đi cùng phải được lắp đặt chắc chắn và thoải mái cho người ngồi. Chiều dài khả dụng của yên xe cho mỗi vị trí người ngồi phải không nhỏ hơn 200 mm và không lớn hơn 350 mm. Tâm vị trí ngồi của người điều khiển (điểm H) phải nằm phía sau mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục giữa (trục lắp đùi bàn đạp) của Xe (mặt phẳng F).
Vị trí điểm H được xác định qua LH như sau:
+ LH = 1/2 LY đối với Xe có yên rời (minh họa tại Hình 1 a);
+ LH = 1/4 LY đối với Xe có yên liền (minh họa tại Hình 1 b).
Trong đó LH là khoảng cách từ điểm đầu của yên xe tới điểm H. Lv là chiều dài khả dụng của yên xe.
8. Khung xe phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chắc chắn, không có vết rạn nứt, phải được sơn phủ và lớp sơn của khung xe phải bám chắc, không phồng rộp, bong tróc;
- Khung xe phải có đóng số khung. Số khung phải được đóng tại vị trí dễ quan sát và khó bị phá hủy bởi tác động bên ngoài; các ký tự của số khung phải rõ ràng, không được đục sửa, tẩy xóa; nội dung số khung phải theo quy định của nhà sản xuất.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật chung đối với xe đạp điện. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT về xe đạp điện do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?