Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp cơ sở được quy định thế nào?
Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp cơ sở được quy định tại Điều 14 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" như sau:
1. Hội đồng cấp cơ sở có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị. Trường hợp người đứng đầu đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” thì cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị;
Trường hợp người đứng đầu đơn vị và cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, Nghệ sĩ ưu tú” thì đơn vị phải báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản để cử người thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện có uy tín về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, người phụ trách công tác tổ chức, người phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
Hội đồng sử dụng con dấu của đơn vị. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
2. Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở:
a) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;
b) Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;
c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
d) Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
3. Hội đồng cấp cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 2a và Mẫu số 2b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 3a và Mẫu số 3b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 4a và Mẫu số 4b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 5a và Mẫu số 5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 6a và Mẫu số 6b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
g) Hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp cơ sở. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?