Bị chồng bạo hành liên tục nhưng không có chứng cứ
Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”.
Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và cũng không cấm trẻ em được làm chứng. Do vậy, dù là bé 5 tuổi nhưng nếu biết được các tình tiết liên quan đến vụ việc, không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.
Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Theo đó việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Theo các quy định trên, con bạn vẫn có thể ra tòa làm chứng về mâu thuẫn của cha mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?