Chủ quán ăn cư xử thô lỗ với khách hàng bị xử lý thế nào?
Hiện nay, ở một số địa điểm kinh doanh có hiện tượng chủ quán mắng, chửi khách hàng. Mặc dù đây chỉ là hiện tượng mang tính cá biệt nhưng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì danh dự, nhân phẩm của cá nhân phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Theo Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, người tiêu dùng được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Do vậy, bất luận việc chửi bới này là có chủ ý, nhằm xúc phạm khách hàng hay đó chỉ thuần túy là một thói quen, thậm chí ngay cả khi người bị chửi không coi đó là bị xúc phạm thì hành vi chửi bới của chủ quán cũng đều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, không phù hợp với các quy tắc ứng xử bất thành văn trong kinh doanh thương mại.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đối với việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hộ kinh doanh cá thể (thường gọi là rút giấy phép)
Theo quy định tại Điều 78 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh trong các trường hợp sau:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
b) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
d) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
đ) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
e) Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
Như vậy, với các quy định nói trên, việc chủ quán mắng chửi khách hàng dù mức độ nào cũng không thuộc trường hợp bị rút giấy phép kinh doanh.
Đối với việc quản lý các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Đối với trường hợp phải đăng ký kinh doanh, cá nhân, chủ hộ phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?