Hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 12 Thông tư 107/2016/TT-BTC thì hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành được quy định như sau:
1. Tổ chức phát hành phải đảm bảo có tối thiểu 01 nhân viên tại bộ phận quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động phát hành chứng quyền có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ phân tích tài chính bậc II (CFA level II).
2. Tổ chức phát hành phải đảm bảo có đủ số lượng chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền đang lưu hành theo phương án phòng ngừa rủi ro quy định tại điểm d khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
3. Giao dịch phòng ngừa rủi ro thực hiện trên một tài khoản giao dịch độc lập chỉ dành riêng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro hoặc trên tài khoản tự doanh của tổ chức phát hành. Hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành bao gồm các giao dịch mua, bán, vay và các giao dịch khác phù hợp với quy định pháp luật và bảo đảm các quy định sau:
a) Chứng khoán trong giao dịch phòng ngừa rủi ro bao gồm chứng khoán cơ sở và các chứng khoán phát hành dựa trên chứng khoán cơ sở đó phù hợp với quy định pháp luật. Chứng khoán dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro phải được phong tỏa trong thời gian thực hiện chứng quyền trong trường hợp thực hiện chứng quyền theo phương thức chuyển giao chứng khoán cơ sở;
b) Chứng khoán dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro không được sử dụng để cầm cố, thế chấp, ký quỹ, cho vay hoặc làm tài sản đảm bảo;
c) Tổ chức phát hành có trách nhiệm quản lý, hạch toán độc lập danh mục chứng khoán phòng ngừa rủi ro và đáp ứng yêu cầu về mức độ phòng ngừa rủi ro theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán.
4. Kể từ ngày niêm yết chứng quyền, hàng ngày tổ chức phát hành báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán các hoạt động phòng ngừa rủi ro, bao gồm thông tin về vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế và vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết của từng chứng quyền theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức phát hành giải trình các thông số tính toán vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết nếu xét thấy các thông số đó được đưa ra chưa hợp lý.
Cách tính vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế và vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết của từng đợt phát hành thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Trường hợp tổ chức phát hành không tuân thủ phương án phòng ngừa rủi ro theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 4 Thông tư này, Sở Giao dịch chứng khoán áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
a) Yêu cầu tổ chức phát hành giải trình nếu chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế trên 20% trong vòng 03 ngày làm việc liên tục và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán có thông báo yêu cầu giải trình, tổ chức phát hành phải thực hiện phòng ngừa rủi ro để giảm chênh lệch xuống bằng hoặc dưới 20%;
b) Yêu cầu tổ chức phát hành nộp tiền tương ứng với phần chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế tính theo giá thị trường nếu chênh lệch này vượt quá 50% trong 03 ngày làm việc liên tục. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch chứng khoán có thông báo yêu cầu nộp tiền, tổ chức phát hành phải nộp khoản tiền này vào tài khoản tự doanh;
c) Cảnh báo trên toàn thị trường nếu tổ chức phát hành không thực hiện phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán nêu tại điểm a khoản này sau khi bị yêu cầu giải trình đến lần thứ ba hoặc không nộp tiền theo quy định tại điểm b khoản này.
Chứng quyền được đưa ra khỏi diện cảnh báo nếu tổ chức phát hành duy trì được mức chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa lý thuyết và vị thế phòng ngừa thực tế không vượt quá 20% trong vòng 30 ngày giao dịch hoặc tổ chức phát hành đã nộp tiền theo quy định tại điểm b khoản này.
6. Định kỳ hàng tháng, Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức phát hành bị cảnh báo theo quy định tại điểm c, khoản 5 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền giảm hạn mức phát hành chứng quyền của tổ chức phát hành theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này đối với lần đăng ký chào bán kế tiếp theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành được quy định tại Thông tư 107/2016/TT-BTC hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?