Làm thế nào để đòi lại vốn đã góp vào một công ty có dấu hiệu lừa đảo?
Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi chỉ biết được rằng bạn có đầu tư vốn vào một công ty mới thành lập và công ty này trả lãi cho bạn dựa trên vốn góp cùng với một số loại hợp đồng quy định về phương thức trả lãi. Tuy nhiên, bạn lại không cung cấp những thông tin về lĩnh vực hoạt động của công ty trên, hình thức tổ chức hoạt động cũng như hình thức góp vốn của bạn vào công ty,...Do đó, chúng tôi không thể tư vấn việc rút vốn đầu tư vào doanh nghiệp cho bạn theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được.
Căn cứ theo thông tin mà bạn cung cấp, công ty này có dấu hiệu lừa đảo và nhiều nhà đầu tư muốn rút về nhưng không rút vốn được (công ty mới thành lập 3 tháng mà hệ thống gần 30.000 người). Mặt khác, với hai hình thức hợp đồng góp vốn mà bạn đã kí kết: "Đầu tư theo cách thức 90 ngày cũ: ví dụ đầu tư 4.560 triệu sau 90 ngày sẽ thu được 7.849 triệu (mỗi ngày nhận 87.000đ); Đầu tư 3 tháng mới: ví dụ đầu tư 5 triệu, sau 3 tháng (1 quý) sẽ nhận được 6 triệu 6 " Chúng tôi cũng nhận thấy có những dấu hiệu bất ổn trong việc huy động vốn của công ty này.
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 thì:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." Căn cứ vào quy định trên, việc định khung hình phạt đối với hành vi của những người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua hình thức thành lập doanh nghiệp và kêu gọi góp vốn phụ thuộc vào tính chất của hành vi, số tiền thực tế đã chiếm đoạt và hậu quả để lại. Cơ quan điều tra sẽ xác định các vấn đề trên thông qua quy trình điều tra, xét hỏi,...
Do đó, trước tiên bạn cần tố cáo hành vi này với cơ quan công an về hành vi lừa đảo của doanh nghiệp H. Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, bạn gửi đơn tố cáo và yêu cầu khởi tố đến Cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đòi lại vốn đã góp vào một công ty có dấu hiệu lừa đảo. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?