Cảnh sát hình sự có quyền bắt buộc cơ sở kinh doanh lắp đặt thiết bị chống trộm được không?

Cảnh sát hình sự có quyền bắt buộc cơ sở kinh doanh lắp đặt thiết bị chống trộm được không? Một cơ sở kinh doanh A đang hoạt động kinh doanh bình thường trên phố G. Ở phố G xảy ra 1 vụ bắt cóc trẻ em, nhà B ở dãy phố sau bị nghi ngờ là đường dây bắt cóc. Vì vậy, đội cảnh sát hình sự tìm đến nhà A với mong muốn lắp đặt thiết bị nghe trộm tại đây, nhưng chủ nhà A đã vô cùng nhẹ nhàng từ chối với lý do đây là địa điểm kinh doanh, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nhà A cũng có dãy nhà trọ cách địa chỉ nhà A 2 căn nhà ( nhà trọ cũng nằm trên phố G và gần nhà B hơn là nhà A, dễ nghe ngóng tình hình hơn). Chính vì vậy, với mục đích điều tra, chủ nhà A ngỏ ý, tạo điều kiện mời công an hình sự sang lắp đặt ở dãy nhà trọ. Nhưng đội công an hình sự không đồng ý với lý do không muốn ở dãy nhà trọ. (vì lý do vệ sinh, ý muốn cá nhân) Cho tôi hỏi, liệu đội công an đó có cách nào cưỡng chế cơ sở A phải cho họ lắp đặt thiết bị không và nếu có thì bằng cách nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Đội công an chỉ có quyền lắp đặt thiết bị nghe trộm khi được sự đồng ý của cơ sở A vì theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người là bất khả xâm phạm như sau:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.  

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Theo quy định trên thì hành vi tự ý lắp thiết bị nghe trộm những hình ảnh rất riêng tư của người khác là vi phạm về bí mật đời tư của công dân quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005:

1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cảnh sát hình sự bắt buộc sơ sở kinh doanh lắp đặt thiết bị chống trộm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Cảnh sát hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Cảnh sát hình sự có quyền dừng phương tiện giao thông
Hỏi đáp pháp luật
Cảnh sát hình sự có quyền bắt buộc cơ sở kinh doanh lắp đặt thiết bị chống trộm được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát hình sự
Thư Viện Pháp Luật
325 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào