Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách được quy định như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp dưới đề nghị.
Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới, thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phải tổng hợp, lập dự toán chi cụ thểcho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
d) Phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;
đ) Bộ Tài chính thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi thường xuyên do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu lập và tổng hợp dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi, trình Chính phủ;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;
g) Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?