Tiêu chuẩn xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Em tên là Trần Tiến Anh, SĐT: 01689***, em muốn hỏi: Tiêu chuẩn xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Em đang là Sinh viên năm nhất trường ĐH Quốc gia Tp.HCM, em rất thích tham gia giao thông bằng xe buýt. Em đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về xe buýt nên rất thắc mắc về vấn đề trên. Mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm em. Em xin cảm ơn rất nhiều!

Tiêu chuẩn xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 20/2014/QĐ-UBND, theo đó:

a) Xe hoạt động trên tuyến phải là xe ô tô đủ điều kiện theo quy định do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể. Trong đó, ưu tiên đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch; tuyệt đối không được làm ba-ga trên mui xe để hàng; trên xe phải có chuông điện báo hiệu lên xuống và có đủ tay vịn cho hành khách; phải dành 02 hàng ghế cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai, có màu riêng, trên đó có ghi chữ “ghế dành riêng” hoặc biểu tượng;

b) Màu sơn của xe buýt theo quy định của Sở Giao thông vận tải;

c) Trên một số tuyến đường chật hẹp, lưu lượng hành khách thấp được sử dụng loại xe 12 chỗ ngồi theo niên hạn được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quy định này;

d) Trên một số trục lộ có dải phân cách hai bên rộng từ 1,2 mét trở lên phải tổ chức xe buýt lưu thông trên làn dành riêng kế cận dải phân cách, không được lưu thông trong làn xe 2 - 3 bánh;

đ) Xe buýt phải kẻ vạch chiều cao 1,3 mét tại cửa lên để phục vụ miễn phí cho trẻ em (ngoại trừ xe 12 chỗ);

e) Đối với xe buýt phục vụ người khuyết tật phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật riêng do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể theo quy định pháp luật;

g) Xe buýt phải được kiểm tra bảo đảm an toàn kỹ thuật hàng ngày trước khi đưa vào hoạt động;

h) Lộ trình để đầu tư thay thế xe buýt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận (xe có lắp đặt thiết bị nâng hạ, xe sàn thấp và sàn bán thấp thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng) theo từng thời kỳ như sau:

- Đến năm 2015 phải đáp ứng 5%;

- Đến năm 2020 phải đáp ứng 10%;

- Đến năm 2025 phải đáp ứng 15%.

Sở Giao thông vận tải quy định cụ thể số lượng xe buýt trên từng tuyến xe buýt sẽ đầu tư thay thế, nhằm đáp ứng tỷ lệ số lượng xe buýt phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ nêu trên.

i) Xe buýt phải đảm bảo lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và lắp đặt một số thiết bị khác theo quy định của Sở Giao thông vận tải nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và thông tin.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về tiêu chuẩn xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được quy định tại Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kèm theo Quyết định 20/2014/QĐ-UBND. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào