Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như sau:
1. Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay, gồm:
a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;
b) Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;
Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;
c) Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
2. Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.
3. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.
Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?