Đường lối xử lý đối với người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Đường lối xử lý đối với người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?

Người phạm tội làm chết một người trong khi thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù, là tội phạm nghiêm trọng.
 
Người phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác trong khi thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, thì Tòa án có thể áp dụng Điều 47 phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới hai năm tù.
 
Người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
 
Việc xử lý hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, phải xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế thái độ hách dịch, bừa ẩu, coi thường tính mạng nhân dân của một số cán bộ nhân viên nhà nước được giao vũ khí khi làm nhiệm vụ. Qua thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra đường lối xét xử đối với loại tội phạm này như sau:
 
Việc xét xử các hành vi này, ngoài việc trừng trị người phạm tội còn có mục đích là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đồng thời chống mọi biểu hiện coi thường mệnh lệnh đúng đắn của người có chức vụ, quyền hạn đang thi hành công vụ, phản ứng tiêu cực đối với những người đấu tranh ngăn ngừa tội phạm, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của người có tổ chức vụ quyền hạn, nhưng chống thái độ hách dịch, coi thường quần chúng, tệ quan liêu mệnh lệnh, thậm chí coi thường tính mạng của người khác (Chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 của Tòa án nhân dân tối cao).
 

Người phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấm cư trú đối với người phạm tội là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người mà liền trước đó người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội có bị xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội với người chuyển đổi giới tính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu TNHS theo BLHS Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào