Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu được quy định như thế nào?
Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu được quy định tại Điều 41 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
1. Phải kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu và chế phẩm máu trong các trường hợp sau:
a) Giao nhận giữa các bộ phận trong cơ sở truyền máu;
b) Giao nhận giữa cơ sở cung cấp máu và đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giữa các đơn vị phát máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau hoặc giao nhận giữa cơ sở cung cấp máu với nhau.
c) Giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị của cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Không sử dụng các đơn vị máu và chế phẩm máu, khi phát hiện thấy các dấu hiệu sau:
a) Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền;
b) Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;
c) Có màu sắc bất thường:
- Màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương;
- Huyết tương có màu sắc bất thường;
- Phần hồng cầu đổi màu tím đỏ hoặc đen sẫm hoặc màu sắc bất thường khác.
d) Có cục đông, vẩn, tủa;
đ) Có nổi váng trên bề mặt.
Trên đây là quy định về Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bình Dương năm 2025?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
- Mức lương viên chức loại A1 hiện nay là bao nhiêu?