Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu được quy định như thế nào?
Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu được quy định tại Điều 21 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, nhãn của đơn vị máu, chế phẩm máu phải có những thông tin như sau:
1. Tên, địa chỉ cơ sở điều chế máu và chế phẩm.
2. Tên loại chế phẩm máu.
3. Mã số của đơn vị máu, chế phẩm máu: chỉ có một mã số duy nhất cho phép truy nguyên các thông tin về người hiến máu, quá trình lấy máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng đơn vị máu, chế phẩm máu.
4. Nhóm máu hệ ABO và Rh(D); thông tin về các nhóm máu khác (nếu có).
5. Ngày, tháng, năm lấy máu.
6. Tên dung dịch chống đông hoặc dung dịch bảo quản (đối với máu toàn phần hoặc khối hồng cầu).
7. Ngày hết hạn sử dụng.
8. Thể tích hoặc cân nặng của đơn vị chế phẩm máu.
9. Nhiệt độ bảo quản.
10. Ghi chú trên tất cả nhãn của túi máu, chế phẩm máu: “Cần truyền qua bộ dây truyền có bầu lọc; không được truyền nếu có hiện tượng tan máu, màu sắc bất thường”. Riêng với máu, chế phẩm máu đã chiếu xạ, cần ghi thêm: “Đã chiếu xạ”.
Trên đây là quy định về Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?