Vật nuôi gây tai nạn, chủ phải chịu trách nhiệm gì?

Ông tôi chăn thả bò ở bãi cỏ ven đường quốc lộ, khi trâu sang đường thì va vào một xe ôtô. Tài xế bị thương nặng và chiếc xe hư hỏng. Xin hỏi, ông tôi phải chịu trách nhiệm bồi thường thế nào? Đình Minh

Điểm c Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ không được thả rông súc vật trên đường bộ.

Trường hợp dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ thì Điều 34 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường.

Trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm.

Trường hợp dẫn dắt súc vật, thả rông súc vật trên đường mà gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm bồi thường, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, cụ thể là Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường.

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trường hợp súc vật gây ra tai nạn dẫn đến chết người, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm (chẳng hạn tội vô ý làm chết người…), người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào