Làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh thì có phải ngành độc hại không?

Làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh thì có phải ngành độc hại không? Hiện tại tôi đang làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh của công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn, công việc hàng ngày của tôi là kiểm tra các vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm, nhờ Ban biên tập tư vấn giúp là ngành của tôi có phải ngành độc hại không và nếu có thì tôi được hưởng các chính sách gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo bạn trình bày, bạn làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh của công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn, công việc của bạn là kiểm tra các vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm được coi là nghiên cứu thí nghiệm công nghệ gen và tế bào các loại cây trồng.

Đối chiếu công việc của bạn với Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ban hành ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại mục XVII Khoa học – công nghệ quy định công việc “Công nghệ vi sinh vật” đặc điểm về điều kiện lao động của công việc “Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.” Và tại Mục 6 theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ban hành ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định công việc “xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa, huyết học” có đặc điểm về điều kiện lao động của công việc “làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hóa chất độc hại và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm”.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên có thể thấy công việc hiện tại bạn đang làm thuộc công việc độc hại, nguy hiểm. Do vậy, bạn sẽ được hưởng những chế độ sau:

Trường hợp nếu bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty không phải công ty nhà nước thì tùy thuộc theo sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương (tiền lương cơ bản + phụ cấp nếu có) và bảo hiểm xã hội. Như vậy, đối với phụ cấp độc hại bao nhiêu thì sẽ xem xét sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động ký kết trong hợp đồng giữa bạn và người sử dụng lao động. Hoặc trong trường hợp, bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012 và điều này được hướng dẫn tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

Còn trong trường hợp bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty Nhà nước thì được xây dựng chế phụ cấp lương quy định tại Mục 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
381 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào