Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
- Nghị quyết 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 thì gắn cải cách hành chính đồng bộ với nội dung gì?
- Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025?
- Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường là ngày mấy? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường?