Khoảng cách an toàn giữa các xe trên đường
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về tốc độ và khoảng cách giữa các xe, Điều 11 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ:
- Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
- Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Theo Điều 4 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách, cụ thể:
- Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
- Tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
- Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được phép đi vào đường cao tốc theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu theo quy định.
Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa hai xe (kể cả ô tô, xe máy) phụ thuộc vào tốc độ lưu hành, cụ thể như sau:
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)/ Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
+ >60 (km/h) / 35 (m)
+ 80 (km/h) / 55 (m)
+ 100 (km/h) / 70 (m)
+ 120 (km/h) / 100 (m)
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Điều g khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định thì bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
- Trường hợp không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (Điểm h khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
- Trường hợp điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Ngoài trách nhiệm hành chính, nếu điều khiển xe không giữ khoảng cách an toàn dẫn đến gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?