Hợp đồng thử việc có cần lập thành văn bản không?
Thứ nhất, về giao kết hợp đồng thử việc
Khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Căn cứ vào quy định này thì người sử dụng lao động và người lao động “có thể” giao kết hợp đồng thử việc; nghĩa là việc giao kết hợp đồng thử việc không phải là quy định bắt buộc. Các bên có thể lựa chọn ký hoặc không ký hợp đồng thử việc.
Thứ hai, về kết thúc thời gian thử việc
Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, theo quy định trên, bạn có thể kết thúc thời gian thử việc trước thời hạn thỏa thuận mà không cần báo trước và cũng không cần phải bồi thường.
Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo cho công ty là bạn xin thôi thử việc và bàn giao công việc lại cho công ty. Nếu bạn làm đúng như vậy thì lương những ngày bạn làm việc thử, công ty phải có trách nhiệm trả cho bạn đầy đủ theo thỏa thuận. Nếu công ty không trả thì bạn có thể khiếu nại lên Liên đoàn Lao Động nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được thỏa thuận lại và giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc lập hợp đồng thử việc bằng văn bản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?