Sau khi chuyển hộ khẩu có nhất thiết cần đổi chứng minh nhân dân không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA về các trường hợp cấp, đổi lại chứng minh nhân dân:
“1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng”.
Vậy trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu từ Bến Tre sang TP.HCM thì bạn phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2016 Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực thì chứng minh nhân dân được thay thế bằng thẻ căn cước công dân, Theo đó, khi chuyển hộ khẩu thì bạn làm thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước Công dân 2014.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đổi chứng minh nhân dân khi chuyển hộ khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?