Cầm cố xe không chuộc ra có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Trong trường hợp của em bạn, chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi của người bạn kia có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Việc em bạn làm là hoàn toàn tự nguyện và không có yếu tố nào ép buộc, đồng thời tài sản cũng không bị hư hỏng, mất mát nhưng hiện nằm trong sự quản lý,chiếm hữu của bên cầm đồ. Tuy không phải là người trực tiếp chiếm hữu tài sản nhưng hành vi của người bạn của em bạn đã ảnh hưởng đến tài sản của em bạn nên hành vi của người bạn của em bạn trong trường hợp này có thể bị xem xét theo quy định tại Điều 139 và Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009.
Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, không xét đến những yếu tố về chủ thể, hậu quả thì đặc trưng của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là thủ đoạn gian dối. Hành vi gian dối xuất hiện ngay tại thời diểm đầu tiên, người phạm tội thực hiện hành vi gian dối nhằm mục đích có được tài sản để thực hiện mục đích chiếm đoạt. Trong trường hợp này, nếu người bạn đã nói dối em của bạn ngay từ đầu về việc thế xe, tức là không có ý định đem xe của mình để chuộc xe của em bạn ra thì đó chính là hành vi gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu ý định chiếm đoạt tài sản phát sinh sau thời điểm thế xe, chẳng hạn vì lý do gia đình không đồng ý và bản thân không có khả năng nên người bạn mới nảy sinh ý định rời khỏi địa phương, không chịu giải quyết vấn đề thì hành vi này có thể bị xác định là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 như sau:
Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Như vậy, tùy từng trường hợp và trên cơ sở đánh giá những yếu tố khách quan, chủ quan khác trong tình huống mới có thể kết luận chính xác hành vi của người bạn của em bạn trong tình huống này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cầm cố xe không chuộc ra. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?