Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?

Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tôi đang có những thắc mắc trong ngành thanh tra giao thông vận tại. Mong các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho tôi hỏi: Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 57/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động thanh tra được quy định như sau:

a) Các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với nhau để tiến hành thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có nội dung liên quan; phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Thanh tra Sở có trách nhiệm phối hợp, cử người tham gia các Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ hoặc Bộ trưởng quyết định thành lập khi có yêu cầu;

c) Các cơ quan trong ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải để phục vụ cho hoạt động thanh tra; giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý kịp thời vi phạm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được phát hiện qua công tác thanh tra;

d) Khi cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải tiến hành thanh tra tại cảng hàng không, sân bay, cảng biển, cảng thủy nội địa và các cửa khẩu quốc tế, lực lượng an ninh hàng không, hải quan, biên phòng, xuất nhập cảnh và các lực lượng liên quan khác có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra khi có yêu cầu để phục vụ việc xác minh, thu thập chứng cứ, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; xử lý tại chỗ các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính trên địa bàn do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải lập, chuyển đến; tiến hành xử lý theo thẩm quyền và trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý;

e) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường bộ, đường sắt và Thanh tra Sở có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chống lấn chiếm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;

g) Công an và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động thanh tra được quy định tại Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
171 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào