Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ trong lĩnh vực giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định 57/2013/NĐ-CP thì chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra 2010, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng không Việt Nam và Hàng hải Việt Nam tiến hành thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
4. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra; mời chuyên gia kỹ thuật tham gia Đoàn thanh tra khi cần thiết.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ trong lĩnh vực giao thông vận tải được quy định tại Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?