Người nghèo, có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý
Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ra ngày 28/12/2007 quy định: Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án (người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh.
Người đang bị tạm giữ, tạm giam được người tiến hành tố tụng, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì được hướng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ được các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?