Quyền của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh là gì?
Quyền của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 22 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh như sau:
1. Quyền của thành viên bù trừ:
a) Thành viên bù trừ trực tiếp được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, giao dịch chứng khoán phái sinh của các khách hàng của mình. Thành viên bù trừ chung còn được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của các nhà đầu tư khác, bao gồm giao dịch của thành viên không bù trừ và cả khách hàng của các thành viên đó.
b) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh và trong quá trình duy trì vị thế; được xác định các mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ duy trì tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì tối thiểu theo quy định; được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định pháp luật.
c) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền:
- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, hoặc thành viên bù trừ thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;
- Được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.
d) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên.
đ) Trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư cho thành viên bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ phải được chuyển giao cho thành viên bù trừ thay thế để quản lý.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 42/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?