Không ký hợp đồng thuê nhà có thể lấy lại tiền đặt cọc không?
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định theo Điểm c Khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự 2005.
Đặt cọc theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 được hiểu là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận. Việc giải quyết tài sản đặt cọc được thực hiện như sau:
+ Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, nếu như tại thời điểm đặt cọc các bên không có thỏa thuận thời hạn thuê nhà trong hợp đồng và bạn chứng minh được điều này thì bạn không vi phạm khi không ký kết hợp đồng.Nhưng nếu như có thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng ngay từ thời điểm đặt cọc thì khi bạn không muốn ký kết hợp đồng thì số tiền đặt cọc của bạn sẽ thuộc về bên cho thuê nhà. Nếu muốn lấy lại số tiền này, bạn phải xem xét việc đặt cọc của bạn có được lập thành văn bản hay không, các bên có thỏa thuận về thời hạn thuê nhà hay không để làm căn cứ xác định bên nào vi phạm nghĩa vụ.
Mặt khác, nếu việc đặt cọc không được lập thành văn bản thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa bạn và bên cho thuê nhà bị vô hiệu do không tuân thủ về hình thức theo Điều 134 Bộ luật dân sự 2005:
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2005:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy, bạn sẽ lấy lại được tiền đặt cọc và trả tiền thuê trong thời gian bạn đã ở đó.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lấy lại tiền cọc khi không ký hợp đồng thuê nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?